Chuyển tới nội dung
Trang chủ » Tin bóng đá » Cách đỡ bóng chuyền bước 1 | Kỹ thuật đỡ bước 1 bóng đá

Cách đỡ bóng chuyền bước 1 | Kỹ thuật đỡ bước 1 bóng đá

kỹ thuật dùng bóng

Cách đỡ bóng chuyền bước 1 là kỹ năng cần thiết để trở thành cầu thủ chuyên nghiệp. Tìm hiểu và cân nhắc lựa chọn phương pháp phù hợp để đạt được hiệu quả.

Đỡ bước 1 là gì?

Đỡ bước 1 là phương pháp khống chế khi cầu thủ nhận được bóng chuyền tới từ phía đồng đội. Người chơi có thể linh hoạt sử dụng các bộ phận cơ thể như chân, ngực, đùi,.. trong khuôn khổ luật chơi để đạt được hiệu quả mong muốn.

Với đỡ bước 1 bóng đá, tuyển thủ tạo ra một lực hãm nhất định nhằm cản trở hướng di chuyển ban đầu của trái bóng. Đây là bước đệm quan trọng hỗ trợ cho việc điều khiển bóng tiếp theo.

cách đỡ bóng bổng

Cách đỡ bóng chuyền bước 1

Thông thường, đường chuyền của đồng đội có hai hình thức có bản là đường chuyền bóng sệt và bóng bổng. Tùy vào tình huống thực tế, cầu thủ có nhiều phương pháp khác nhau để khống chế bóng phù hợp.

Cách đỡ bóng chuyền bước 1

Đỡ bóng chuyền bước 1 hiệu quả là bước đệm hoàn hảo cho các pha xử lý tiếp theo. Bóng được đưa vào đích nhanh chóng hay không phụ thuộc rất lớn vào các kỹ thuật này.

Cách đỡ bóng sệt

Chuyền bóng sệt là kỹ năng cơ bản nhất trong bóng đá. Khi nhận được bóng từ đồng đội chuyền tới, cầu thủ có thể đỡ bóng bằng các hình thức dưới đây.

1/ Kỹ thuật dừng bóng bằng gầm giày

Dừng bóng bằng gầm giày là hình thức dùng bàn chân thuận chạm lên mặt bóng để chúng nằm trong phạm vi khống chế. Đây được xem là cách đỡ bước 1 trong bóng đá đơn giản nhất mà bất kỳ cầu thủ nào cũng phải nắm chắc.

Người chơi thả lỏng chân và sử dụng lực vừa phải. Tuyệt đối không tì mạnh hoặc đặt chân lên quá cao vì sẽ khiến bóng bị nảy đẩy ra xa.

đỡ bước 1 bóng đá

Kỹ thuật đầm giày trong bóng đá

Kỹ thuật này lợi dụng tác động ma sát của gầm giày và bóng để hạn chế sự di chuyển không cần thiết. Để kiểm soát tốt hơn, cầu thủ kết hợp thực hiện thao tác kéo, nhích nhẹ bóng về hướng của mình và tiếp tục hãm bóng để chờ đợi thời có chuyền hoặc sút thích hợp.

2/ Khống chế bóng bằng lòng trong

Khi bóng được chuyền tới, bay cách mặt đất từ khoảng 15cm trở xuống, khống chế bóng bằng lòng trong là phương pháp hiệu quả nhất. Đây là cách thức sử dụng phần má trong của bàn chân với một lực nhẹ để nhận bóng từ đồng đội.

Bàn chân thuận giơ lên và gần như vuông góc với cẳng chân. Chân không thuận đứng vững làm điểm tựa thăng bằng cho cơ thể.

Bàn chân xoay một góc từ 45 đến 50 độ so với bình thường. Chú ý tiếp xúc với bóng bằng phần phía sau của bàn chân và hơi nghiêng xuống để tạo lực phù hợp. Tuyệt đối không sử dụng lòng bàn chân để hứng bóng vì có thể khiến bóng bị bật ra ngoài gây mất kiểm soát.

Cách đỡ bóng bổng

Với những khoảng cách xa, đồng đội buộc phải chuyền bóng đến với những cú sút bổng. Để nhận được bóng đang tiến tới, cầu thủ phải sử dụng những kỹ thuật phù hợp.

1/ Kỹ thuật dừng bóng bằng lòng bàn chân

Kỹ thuật dùng lòng bàn chân để dừng bóng bổng có nhiều điểm tương đồng so với phương pháp khống chế bằng lòng trong khi nhận bóng sệt. Điểm khác biệt lớn nhất của chúng là vị trí tiếp xúc của chân với bóng.

Khi bóng bay tới, lực và tốc độ của bóng thường nhanh và khá mạnh. Người chơi phải nhanh chóng thực hiện các thao tác cần thiết để hãm lực và kiểm soát hướng di chuyển của bóng.

Thay vì sử dụng má trong bàn chân với lực nhẹ, cầu thủ sẽ ngửa lòng bàn chân để tiếp xúc với phần dưới của trái banh. Bóng không bay theo hướng ban đầu mà được đẩy từ dưới lên trên gần như song song trước mặt tuyển thủ.

Khi bóng chuẩn bị chạm, nhanh chóng hạ thấp bàn chân để tránh gây lực quá mạnh làm bóng bật lên cao khó kiểm soát. Sau đó, kịp thời thực hiện các thao tác tiếp theo để khống chế bóng theo hướng mong muốn.

2/ Khống chế bóng bằng mu bàn chân

Tùy vào độ bổng và tư thế khi bóng bay tới, người chơi có thể lựa chọn dùng mu bàn chân để khống chế bóng. Đây là phương pháp giảm lực bóng được sử dụng khá thường xuyên trong các trận đấu.

đỡ bước 1 là gì

Khống chế bóng bằng mũi bàn chân

Cầu thủ duy trì tư thế bàn chân vuông góc với cẳng chân, mũi bàn chân hướng về phía bóng đang bay tới. Mu bàn chân phải được tiếp xúc với phần phía dưới của quả bóng để đạt được hiệu quả đỡ bóng như mong muốn.

Hạ thấp trọng tâm và điều chỉnh lực tác động vừa phải để giữ bóng trong phạm vi mình có thể kiểm soát. Cần chú ý, nếu mũi chân để không đúng kỹ thuật, bóng sẽ bay theo hướng chếch về phía trước và bóng có thể bị đối phương dành mất.

3/ Khống chế bóng bằng ngực

Với hướng di chuyển trước mặt, cách đỡ bóng chuyền bước 1 bằng ngực được coi là phương pháp ứng biến kịp thời nhất. Người chơi  sử dụng ngực phải hoặc trái để tạo lực đỡ bóng hiệu quả.

Cầu thủ đứng ở tư thế ưỡn ngực về phía trước, người hơi ngả về phía sau để tạo mặt phẳng đón bóng. Khi banh chạm tới, cơ thể trở về tư thế thẳng hoặc hơi nghiêng về phía trước sẽ giúp bóng chúi theo hướng xuống dưới.

4/ Khống chế bóng bằng đùi

Khống chế bóng bằng đùi là phương pháp được áp dụng phổ biến khi bóng chuyền đến theo hướng ngang hoặc cao không quá mặt. Trong những tình huống này, việc dùng chân hay ngực không phát huy được hiệu quả mong muốn.

kỹ thuật dùng bóng

Khống chế bóng bằng đùi

Để kiểm soát được bóng tốt, cầu thủ co chân thuận về phía trước. Đùi và cẳng chân tạo một góc khoảng 135 độ.

Chân còn lại là chân trụ, tạo điểm tựa cho cơ thể. Quan sát bóng di chuyển và xác định điểm chạm của bóng sao cho phần đùi giữa – nhiều bó cơ đùi tiếp xúc trực tiếp để tạo ra một lực cản phù hợp.

Bạn có biết:

👉 Kỹ thuật cầm giữ bóng bằng mu bàn chân cực hay học cực dễ

👉 Hướng dẫn cách làm thủ môn không sợ bóng cho tân binh

👉 Cách rê bóng như Messi đến khung thành đối thủ trong một nốt nhạc

👉 Tìm hiểu kỹ thuật khởi động trước khi ra sân tránh chấn thương hiệu quả

Kết luận

Cách đỡ bóng chuyền bước 1 giúp cầu thủ chủ động điều khiển hướng đi của bóng trong trận đấu. Lưu lại những thông tin hữu ích trên để giành được chiến thắng trong tầm tay.