Chuyển tới nội dung
Trang chủ » Tỷ lệ kèo » Kinh nghiệm thủ môn sân 5 người | Tập khép góc, bay người

Kinh nghiệm thủ môn sân 5 người | Tập khép góc, bay người

các bài tập thủ môn tại nhà

Kinh nghiệm thủ môn sân 5 người uy tín và thiết thực giúp tân binh nhanh chóng trở thành tuyển thủ chuyên nghiệp. Luyện tập chăm chỉ và khoa học để thành thạo từng kỹ năng và tự tin đối đầu trong các trận đấu khốc liệt.

Sơ lược về thủ môn sân 5 người

Tổng số lượng tuyển thủ futsan à 7 người, với: 5 cầu thủ ra sân chính thức và  2 cầu thủ dự bị. Do vậy, futsal cũng được biết đến với cái tên bóng đá 7 người.

Vì số lượng người tham gia hạn chế, thủ môn có thể linh hoạt thi đấu tự do như một cầu thủ bình thường. Để dễ nhận biết, thủ môn phải có trang phục riêng và đăng ký màu áo trước khi trận đấu diễn ra.

Luật chơi của futsal có một số đặc biệt, đặc biệt là hình thức đá phạt gián tiếp.

Kinh nghiệm thủ môn sân 7 là vô cùng quan trọng để giúp đội tuyển tránh được những quả phạt gián tiếp. Thủ môn cần lưu ý những nguyên tắc sau:

  • Khi đồng đội chuyền bóng, không được dùng tay chạm hoặc bắt bóng
  • Không được khống chế bóng quá 4 giây khi đang ở phần sân đội nhà
  • Khi bóng đá biên trả về của đồng đội, không được dùng tay bắt hoặc chạm bóng
  • Bóng phát lên, chưa vượt qua phần giữa sân hoặc chưa chạm chân đối phương, không được nhận lại bóng từ đồng đội.

Futsal thu hút bởi sự gọn nhẹ trong đội hình thi đấu và sự linh hoạt trong thể lệ chơi. Ngày nay, loại bóng đá này khá phổ biến và được giới trẻ ưu ái lựa chọn như một hình thức giải trí đặc biệt.

Kỹ thuật thủ môn – cách làm thủ môn không sợ bóng

Thủ môn được xem là vị trí quan trọng nhất đối với sự thành bại của một  đội tuyển. Để bảo vệ khung thành của đội nhà, tuyển thủ phải nắm chắc và thành thạo những kỹ thuật cơ bản dưới đây.

1/ Kỹ thuật vồ bóng – Cách làm thủ môn giỏi

Khi đối thủ đang dồn bóng tiến thẳng vào khung thành với một lực công phá mạnh, vồ bóng là phương án hữu dụng không thể bỏ qua. Đây là cách thức bay người, nhào tới để ôm chụp ngăn cản hướng di chuyển của bóng.

cách làm thủ môn không sợ bóng

Kỹ thuật vồ bóng khi phòng thủ

Cầu thủ hạ thấp trọng tâm, người hướng về phía bóng đang tới gần. Dùng lực mạnh tác động xuống sân đấu, đẩy thân người hướng lên không chung và chụp lấy bóng đang bay tới.

Lựa chọn vị trí đứng để thực hiện kỹ thuật phòng thủ cũng là yếu tố quan trọng. Với những pha bóng trực diện hoặc góc sút rộng, trung tâm khung thành là vị trí phù hợp nhất.

Khi đối phương áp sát khung thành, vị trí hơi nghiêng qua hai biên, thủ môn phải nhanh chóng di chuyển tiến lên phía trước và gần cột dọc để phòng thủ. Đây là cách khép góc của thủ môn, làm giảm khả năng thủng lưới của đội nhà trước những pha tấn công nguy hiểm.

2/ Kỹ thuật đấm bóng – Kinh nghiệm thủ môn sân 5 người

Với vai trò linh hoạt, vừa là thủ môn, vừa chơi với tư cách cầu thủ tự do, kỹ thuật đấm bóng là công cụ quan trọng để bảo vệ khung thành trong mọi trường hợp. Dưới sự bám sát và đối đầu trực diện từ đối thủ, trong không gian chật hẹp, đấm bóng là phương pháp làm thay đổi tình thế phù hợp nhất.

Kỹ thuật này có thể sử dụng bằng 1 hoặc 2 tay. Khi xác định đường chuyền của bóng, cầu thủ lấy đà bật nhảy lên cao, dùng lực mạnh đấm vào phần dưới của trái bóng.

kinh nghiệm thủ môn sân 7

Kỹ thuật đấm bóng của thủ môn

Tùy thuộc vào thói quen của tuyển thủ, phần tiếp xúc với bóng có thể là phần đốt ngón tay nắm lại hoặc phần cườm của bàn tay. Lưu ý, cần duỗi thẳng cánh tay để tạo lực mạnh và hướng bay của bóng không bị lệch.

3/ Kỹ thuật bắt bóng của thủ môn –  Bắt bóng sệt

Khi di chuyển tới khung thành, đường bóng thấp cách mặt sân thi đấu không quá 15cm, được gọi là bóng sệt. Phương pháp đối phó tốt nhất trong những trường hợp này là đứng  bắt bóng sệt.

Tuyển thủ đứng với tư thế hai chân thẳng, rộng ngang hoặc rộng hơn vai. Đồng thời, hạ thấp trọng tâm, người cúi về phía trước.

kỹ thuật bắt bóng của thủ môn

Tư thế chuẩn bị bắt bóng sệt

Hai tay của thủ môn mở rộng, lòng bàn tay ngửa luôn trong tư thế phòng thủ. Quan sát khi bóng tới gần, tuyển thủ nhanh chóng ôm lấy bóng để cản hướng bay của bóng.

4/ Kỹ thuật bắt bóng bổng – Phương pháp phòng thủ hiệu quả

Khi bắt bóng bổng, yếu tố quan trọng nhất là xác định đúng điểm rơi của bóng. Bằng phương pháp này, thủ môn dễ dàng xử lý những pha tấn công bằng đường bóng chuyền xa của đối phương.

Cầu thủ lấy đà hoặc hạ thấp trọng tâm, sau đó bật nhảy lên không trung. Hai tay đưa lên cao, khuỷu tay hơi gập, lòng bàn tay mở hướng về phía bóng. Khi bóng tới gần, nhanh chóng dùng lực bắt chặt lấy và ôm trước ngực.

các bài tập thủ môn tại nhà

Kỹ thuật bắt bóng bổng

Cách bay người của thủ môn và chụp bóng tưởng chừng khá đơn giản. Thế nhưng, để thành công, thủ môn buộc phải trải qua quá trình luyện tập chăm chỉ để xác định đúng thời điểm “vàng” khi thực hiện kỹ thuật.

Các bài tập thủ môn tại nhà

Để có thể chơi tốt ở vị trí thủ môn, chỉ nắm những lý thuyết  trên là chưa đủ. Không ngừng trau dồi và cải thiện năng lực của bản thân bằng cách luyện tập hằng ngày để rút ngắn con đường đến với thành công.

1/ Phương pháp luyện tập của thủ môn

Để quá trình luyện tập phát huy được công dụng, lựa phương pháp phù hợp là cần thiết. Tùy từng đối tượng và giai đoạn khác nhau, quá trình trau dồi kỹ năng sẽ có những thay đổi nhất định.

Với những tân bình, việc hiểu và nắm chắc lý thuyết về các kỹ năng đặc trưng được ưu tiên hàng đầu. Tuyển thủ có thể tham khảo các bài viết hoặc video hướng dẫn kỹ năng trên các trang web uy tín.

Sau khi có những kiến thức cơ bản, tiến hành luyện tập không dùng bóng để tập trung vào thực hiện kỹ thuật và giảm thiểu cảm giác sợ bóng. Luyện tập với những bài tập nhẹ nhàng để có thời gian thích nghi và tăng dần cường độ theo khả năng tiến bộ của cầu thủ trong từng thời kỳ.

các bài tập cho thủ môn

Luyện tập không sử dụng bóng

Tiếp đó, cầu thủ có thể luyện tập trực tiếp với bóng và đồng đội khác để có cơ hội cọ sát với trận đấu thực tế. Thay phiên luyện tập các kỹ thuật cơ bản như bắt bóng bổng, sệt, vồ bóng,… theo nhiều hướng khác nhau để nâng cao khả năng ứng biến..

2/ Các bài tập cho thủ môn

Đối với cầu thủ chuyên nghiệp, thể lực tốt, sự dẻo dai và độ nhanh nhạy được xem là những yếu tố quan trọng nhất. Để hạn chế những thất bại không đáng có, không ngừng phấn đấu để xây dựng năng lực nội tại vững chắc là không thể bỏ qua.

  • Các bài tập nâng cao thể lực cho cầu thủ: Chạy bộ, chống đẩy, tập chân, nhảy xà,… là bài tập cơ bản và dễ thực hiện. Ngoài ra, khi tập trực tiếp tại sân đấu, cầu thủ có thể tập tâng bóng, ném bóng, bắt bóng,… để gia tăng khả năng thi đấu.
cách làm thủ môn giỏi

Luyện tập tăng phản xạ của thủ môn

  • Các bài tập rèn luyện độ dẻo dai: Với các hiệp bóng kéo dài, sức bền là công cụ giúp cầu thủ giữ vững phong độ cho tới phút cuối cùng. Cầu thủ có thể chọn đu xà đơn, xà kép, nhảy cao, nhảy xa,..  để đạt được hiệu quả tốt nhất.
  • Các bài tập tăng phản xạ cho thủ môn: Khả năng ứng biến nhanh chóng với mọi tình huống xảy ra sẽ giúp thủ môn bảo vệ được khung thành đến cùng. Luyện tập với các bài chạy cự ly ngắn 20- 50m, ném bóng vào tường và bắt bóng bằng một/hai tay sẽ giúp cầu thủ cải thiện được sự linh hoạt trong thi đấu.

Trở thành siêu cầu thủ với loạt kỹ thuật từ cơ bản đến nâng cao:

👉 Cách rê bóng như Neymar giúp bạn thành vua phá lưới

👉 Những bài tập khởi động cơ bản cho cầu thủ hạn chế chấn thương tối đa

👉 Học cách tâng bóng 2 chân với VIDEO hướng dẫn chi tiết

👉 Kỹ thuật chuyền bóng chính xác kiến tạo hoàn hảo cho đồng đội

Kết luận

Kinh nghiệm thủ môn sân 5 người là bài học hữu ích không thể bỏ qua. Thực hành ngay phương pháp luyện tập tại nhà để tự tin hơn trong thi đấu và tăng cơ hội chiến thắng.